Trang chủ / Tin Tức / Marketing Lễ Hội Âm Nhạc: Influencer Và Pop-up Store Mới Là Tâm Điểm

Marketing Lễ Hội Âm Nhạc: Influencer Và Pop-up Store Mới Là Tâm Điểm

Trong bối cảnh các lễ hội âm nhạc ngày càng trở thành “điểm hẹn” văn hóa của giới trẻ, việc tiếp thị thương hiệu tại những sự kiện mang tính đại chúng này đang mang lại hiệu quả vượt bậc. Hàng loạt thương hiệu lớn nhỏ đồng loạt triển khai pop-up store và khu vực trải nghiệm sản phẩm ngay trong khuôn khổ các lễ hội để tăng cường độ nhận diện, tạo kết nối cảm xúc và lan tỏa mạnh mẽ thông điệp trên mạng xã hội thông qua các influencer.

Hàng chục thương hiệu mở pop-up tại các lễ hội đại chúng, thu hút khách hàng nhờ sức ảnh hưởng của các Influencer 

Tại lễ hội âm nhạc Coachella 2025 – một trong những sự kiện lớn nhất hành tinh – các thương hiệu đã thu về hàng chục triệu USD giá trị truyền thông (Media Impact Value – MIV) nhờ sự góp mặt và lan tỏa của các influencer đình đám. Được biết, Coachella là lễ hội âm nhạc thu hút sự chú ý của khán giả từ dàn lineup nghệ sĩ biểu diễn như tại Coachella 2025 là: Lady Gaga, Charli XCX, Lisa và Jennie (BLACKPINK),… nhưng yếu tố thật sự thu hút khách hàng đến tham dự lễ hội và trải nghiệm các hoạt động của thương hiệu là nhờ những bài đăng và sự xuất hiện của các Influencer.  

(Nguồn: Sưu tầm)

Cụ thể, thương hiệu mỹ phẩm Rhode đã mang đến cho khách hàng trải nghiệm chụp ảnh photobooth và tặng miễn phí son dưỡng. Hoạt động này đã thu hút nhiều influencer mảng làm đẹp và các tên tuổi nổi như Hailey Bieber, Kendall Jenner và loạt influencer khác trực tiếp đến khu vực của Rhode để check-in. Sau hai tuần tại Coachella, hoạt động trải nghiệm này đã mang về 1,4 triệu USD MIV cho thương hiệu. 

Hoạt động của Rhode được nhiều người dùng trên mạng xã hội hưởng ứng (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, thương hiệu nước hoa Sol de Janeiro tạo dấu ấn khi trở thành đối tác nước hoa chính thức đầu tiên của Coachella, với một pop-up giữa sa mạc khuyến khích khách tham quan “giải nhiệt”, thử nghiệm kết hợp mùi hương và tham gia các video âm nhạc cá nhân hóa. Trong khi đó, Nike tổ chức một trận bóng đá “cage match” đầy năng lượng với sự góp mặt của các cầu thủ trẻ triển vọng, Travis Scott là MC dẫn dắt chương trình, đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa thể thao, thời trang và giải trí để tạo nên một “cú hit” văn hóa mang tầm quốc tế. 

Thương hiệu nước hoa Sol de Janeiro hợp tác với nhiều KOL để sản xuất nội dung về Coachella đăng tải trên MXH (Nguồn: Sưu tầm)

Ông Parisa Parmar – Creative Strategist của công ty Attachment kết luận: “Tổng thể các activation này cho thấy rằng marketing tại Coachella đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng tạo ra những trải nghiệm điện ảnh, đa giác quan và đậm tính xã hội – không chỉ để nhìn thấy, mà còn để cảm nhận và chia sẻ”. 

Theo báo cáo từ Launchmetrics, tổng giá trị truyền thông từ Coachella 2025 đạt 908 triệu USD, tăng 35% so với năm trước. Số lượng brand activation tại sự kiện gấp 7 lần so với nhiều lễ hội khác, trong đó vai trò của influencer ngày càng được khẳng định khi mức độ ảnh hưởng của họ tăng đến 66% mỗi năm.

Nhiều thương hiệu chọn “lối đi riêng”, tự triển khai lễ hội nhằm

Bên cạnh những thương hiệu đang tập trung đầu tư những trải nghiệm sản phẩm ở các lễ hội văn hoá đại chúng thì cũng có những thương hiệu tự triển khai lễ hội cho riêng mình để kiểm soát toàn bộ trải nghiệm và thông điệp thương hiệu.

Nổi bật là thương hiệu H&M đã tổ chức một lễ hội với quy mô hơn 5.000 người tham dự. Đây là sự kiện nhằm ra mắt bộ sưu tập Xuân/Hè 2025, với sự góp mặt của các nghệ sĩ như Robyn, Doechii và Jamie XX. Đáng chú ý, sự kiện mang phong cách chỉn chu, đậm chất thời trang cao cấp là điều ít thấy ở một thương hiệu thời trang bình dân như H&M. Đây có thể là nỗ lực để H&M định vị lại hình ảnh, tách biệt với nhóm các thương hiệu fast fashion khác. 

H&M tự tạo sân chơi riêng cho thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Một ví dụ điển hình khác là Revolve Festival – sự kiện riêng do thương hiệu thời trang và phụ kiện Revolve tổ chức bên lề Coachella từ năm 2015, và có thể coi là hình mẫu cho xu hướng “tự tổ chức lễ hội”. Phiên bản năm 2025 có sự góp mặt của Lil Wayne và Cardi B, mang về giá trị truyền thông (MIV) lên tới 30 triệu đô. Đây cũng là con số cao nhất trong tất cả các thương hiệu tham gia Coachella năm nay, theo dữ liệu từ Launchmetrics. 

Revolve là lễ hội có quy mô được so sánh với Coachella (Nguồn: Sưu tầm)

Những khách mời đình đám bao gồm các TikToker như Charli D’Amelio, Alix Earle, Julia Fox và Lisa (Blackpink). Tại sự kiện năm nay, Revolve vẫn duy trì quy mô khoảng 1.500 khách từ năm 2024 và định hướng nội dung phù hợp hơn với Gen Z, bằng cách mời thêm nhiều TikToker để phù hợp với đối tượng khán giả Coachella đang dần trẻ hóa.

Các thương hiệu Việt ưu tiên chọn tài trợ cho các lễ hội âm nhạc 

Chứng kiến sự bùng nổ của thị trường concert tại Việt Nam nhất là khi có sự xuất hiện của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai Anh Trai Say Hi thu hút hàng chục nghìn khán giả đi xem concert ở mỗi đêm diễn. Chính vì hiệu ứng đó, các thương hiệu đã nhanh chóng chớp thời cơ để quảng bá thương hiệu của mình đến tệp khách hàng này. 

Với Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, các nhà tài trợ như Techcombank, Shopee Food, Saymee, đã mang đến những booth trải nghiệm thương hiệu đến concert thu hút hàng trăm khán giả trẻ đến tham gia hoạt động trải nghiệm. Techcombank đã mang đến “Thành Phố Sinh Lời” tại concert ở Tp.HCM vừa qua, sau khoảng thời gian đồng hành cùng chương trình để tích cực quảng bá tính năng “Sinh lời tự động” thông qua chương trình. Techcombank đã nhận được hơn 1 triệu thảo luận về thương hiệu, hơn 185 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội và đồng thời còn là nhà tài trợ được cộng đồng người hâm mộ chương trình “trả quyền lợi” nhiều nhất. 

(Nguồn: Techcombank)

Bên cạnh đó, Anh Trai Say Hi với sự đồng hành cùng Ngân hàng Quốc tế – VIB cũng giúp cho thương hiệu mang lại hiệu quả tức thì trong kinh doanh. Theo số liệu ước tính từ Google, lượt tìm kiếm về các dòng thẻ tăng 50% trong quý III/2024. 

(Nguồn: VIB)

Bên cạnh hai concert trên thì có các lễ hội âm nhạc như Những Thành Phố Mơ Màng, GenFEST, HOZO,… cũng thu hút các thương hiệu triển khai khu vực pop-up store dành cho các thương hiệu. 

(Nguồn: Hozo)

Mặc dù các thương hiệu này chỉ xuất hiện từ một đến hai ngày trong khuôn khổ diễn ra sự kiện nhưng cũng đủ để thu hút được khán giả bởi họ thường có nhu cầu đến sớm hơn trước thời gian diễn ra chương trình.

Trong lúc chờ đợi, khán giả sẽ đi dạo xung quanh khu vực tổ chức sự kiện, chính lúc này các thương hiệu sẽ bắt đầu marketing sản phẩm cho khán giả và đổi lại khán giả sẽ mang đến giá trị truyền thông cho thương hiệu như: chụp ảnh đăng bài viết lên mạng xã hội hay đăng ký thành viên,… Chính những món quà nhỏ, những trạm chụp ảnh hay đơn giản là yêu cầu đăng bài lên mạng xã hội để nhận quà, chính là “đòn bẩy” giúp thương hiệu viral một cách tự nhiên và hiệu quả. 

(Nguồn: Những thành phố mơ màng)

Các thương hiệu có thể rút ra được gì thông qua chiến lược tiếp thị trong những buổi lễ hội đại chúng? 

Khi các thương hiệu tích cực tham gia vào những sự kiện văn hóa đại chúng, đặc biệt là các lễ hội âm nhạc, họ có cơ hội kết nối sâu sắc hơn với thế hệ trẻ – đặc biệt là Gen Z, nhóm khách hàng đang ngày càng trở thành tệp mục tiêu chính của nhiều ngành hàng. Gen Z không chỉ chiếm tỷ trọng lớn về số lượng người tiêu dùng tiềm năng mà còn nổi bật bởi mức độ hoạt động cao trên mạng xã hội.

(Nguồn: Sưu tầm)

Họ thường xuyên chia sẻ hình ảnh tại các lễ hội, đăng story về trải nghiệm, hay khoe những món quà nhận được từ thương hiệu lên các nền tảng như Instagram, Facebook. Đây là cơ hội lý tưởng để sản phẩm và hình ảnh thương hiệu được lan tỏa rộng rãi. Thậm chí, chỉ cần một bài đăng từ các influencer tham gia sự kiện cũng đủ để chạm đến đúng tệp khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng đến.

(Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, trải nghiệm thực tế sản phẩm tại sự kiện cũng là một trong những hình thức marketing hiệu quả nhất. Khi người tiêu dùng có thể trực tiếp cảm nhận và sử dụng sản phẩm, mức độ tin tưởng và yêu thích thương hiệu sẽ tăng cao. Theo báo cáo “The State of Experiential Marketing 2024” của AnyRoad, có đến 74% khách hàng sau khi tham gia các sự kiện trải nghiệm sẽ chia sẻ cảm nhận của họ trên mạng xã hội, từ đó giúp thương hiệu gia tăng độ phủ lên đến 40% so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống.

Trong bối cảnh truyền thông số hiện nay, việc đồng hành cùng các lễ hội âm nhạc không chỉ giúp thương hiệu xây dựng kết nối cảm xúc với người tiêu dùng, mà còn mở rộng sự hiện diện trên mạng xã hội và tận dụng hiệu quả sức lan tỏa từ cộng đồng influencer — một chiến lược toàn diện vừa tăng độ nhận diện, vừa tạo thiện cảm tự nhiên với khách hàng mục tiêu.

Nguồn: Advertising Vietnam

0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Từ những ngày đầu bỡ ngỡ giữa chốn thị thành, MC Thi Thảo đã học cách mạnh mẽ đối diện với ...

Hà Vân là giọng ca bolero mang đậm màu sắc miền Nam nhưng nói chuyện bằng chất giọng Bắc, khiến nhiều ...

Xem tập podcast của NSƯT Cát Tường, điều khiến tôi suy ngẫm nhiều nhất không phải là danh tiếng hay sự ...

Yeye Nhật Hạ ghi dấu ấn với khán giả qua vai Phương lúc nhỏ trong Mùi ngò gai và cô phù ...

Tác giả nổi bật

Theo dõi tại

Tôi chưa có tài khoản? Đăng ký
Quên mật khẩu?